CÔNG THỨC
Koff được kết hợp giữa hoạt chất chăm sóc khớp chuyên biệt: MÀNG VỎ TRỨNG (Natural Eggshell Membrane) – được khoa học gọi là Glucosamin thế hệ mới với hiệu quả vượt trội GẤP 5 LẦN Glucosamine và Chondroitine và các thảo dược quý từ thiên nhiên. Koff giúp GIẢM ĐAU, NUÔI DƯỠNG, TÁI TẠO và BẢO VỆ SỤN KHỚP TOÀN DIỆN, kích thích sản sinh tế bào xương mới, cải thiện độ chắc khỏe của xương, đặc biệt là xương dưới sụn.
THÀNH PHẦN
Tá dược vừa đủ 1 viên.
CÔNG DỤNG
– Giảm đau cứng khớp.
– Bổ sung trực tiếp các dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn.
– Kích thích cơ thể sản sinh tế bào sụn mới nhanh và hiệu quả.
– Cải thiện sức khỏe của bao khớp, tăng dịch khớp giúp khớp vận động dễ dàng.
– Kích thích sản sinh tế bào xương mới, tăng mật độ xương giúp xương chắc khỏe, đặc biệt là xương dưới sụn.
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA MÀNG VỎ TRỨNG LÊN XƯƠNG KHỚP
CÁCH DỤNG
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ trên 12 tuổi bị các bệnh về xương khớp như: Viêm khớp, sưng khớp, đau cột sống, viêm dây thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống cổ, thắc lưng, đau vay gáy, thoát vị đĩa đệm, loãng xương,…
Cách dùng: Uống 1 viên/ngày sau ăn. Trường hợp đau nặng có thể dùng 2 viên /ngày.
QUY CÁCH: Hộp 1 chai 30 viên nang
SỐ ĐĂNG KÝ:4555/2017/ATTP-XNCB
NHÀ SẢN XUẤT
NutraScience Labs LLC
70 Carolyn Boulevard, Farmingdale, NY 11735, USA
I. CẤU TẠO KHỚP
Cơ thể người có trên 200 xương các loại. Nơi nối giữa hai đầu xương gọi là khớp. Cấu tạo cuả khớp thường bao gồm:
1. VAI TRÒ CỦA SỤN KHỚP
Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi rất tốt, được cấu tạo từ hai thành phần chính là Tế bào sụn và Chất căn bản.
Tế bào sụn: Giúp loại bỏ proteoglycans và collagen cũ, sản xuất ra các chất mới.
– Chất căn bản:
o Nước: Cần để bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp.
o Proteoglycans: Có tác dụng hút và giữ nước. Nó gồm glycosaminoglycans, proteins, chondroitin sulfate gắn kết bởi nhau bởi acid hyaluronic, đảm bảo tính ổn định và bền vững của sụn
o Sợi Collagen: giữ proteoglycan đúng vị trí.
Sụn khớp đóng vai trò như lớp đệm giúp bảo vệ, giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi cử động. Sụn khớp không có mạch máu hoặc dây thần kinh đi qua, do đó chúng được nuôi dưỡng nhờ sự thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch và dịch khớp. Do vậy, sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo năm tháng mà gần như không có dấu hiệu báo trước.
2. XƯƠNG DƯỚI SỤN
Vị trí: Xương dưới sụn nằm ngay bên dưới sụn khớp, có cấu trúc chịu lực thích hợp với các lực tác động vào khớp.
Vai trò: Xương dưới sụn đóng vai trò quan trọng hỗ trợ sụn khớp trong việc chống sốc, giảm áp lực để khớp vận động bình thường và cung cấp một phần dinh dưỡng, thúc đẩy sự chuyển hóa nơi sụn khớp.
Quá trình lão hóa tự nhiên và các tác động cơ học (vận động hàng ngày) làm thay đổi các đường viền và hình dạng của xương dưới sụn.
II. BỆNH XƯƠNG KHỚP THƯỜNG GẶP
1. TỔNG QUAN BỆNH KHỚP TẠI VIỆT NAM
Bệnh thoá hoá khớp
o Chiếm 30% trên tuổi 35
o Chiếm 60% trên tuổi 65
o Chiếm 85% trên tuổi 80
Dù tỷ lệ tử vong thấp, các bệnh khớp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cuả người bệnh: Khả năng lao động sụt giảm, trong khi quá trình điều trị lâu dài và tốn kém. Người bệnh khó thực hiện các hoạt động hàng ngày,thâm chí có thể trở nên tàn phế suốt đời.
Phân loại: Bệnh khớp được chia làm 2 nhóm
– Nhóm không chấn thương: Có hơn 100 loại bệnh viêm khớp
o Bệnh khớp liên quan đến hệ miễn dịch: Thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, lupus,…
o Bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá: Gout
– Nhóm có chấn thương: Chấn thương do thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,…
2. BỆNH THOÁI HÓA KHỚP
Thoái hoá khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây là bệnh mãn tính và thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi.
Theo thống kê cuả tổ chức y tế thế giới (WHO)
o Bệnh thoái hoá khớp chiếm 20% các bệnh lý về khớp
o 80% bệnh nhân bị hạn chế vận động
o 25% bệnh nhân không thể thực hiện các sinh hoạt hàng ngày
Các triệu chứng:
– Đau nhức, đôi khi kèm theo triệu chứng cứng khớp.
– Hạn chế vận động
– Biến dạng khớp
– Các dấu hiệu khác: Teo cơ, có tiếng kêu khi cử động hay tràng dịch khớp làm vùng khớp bị tổn thương sưng to.
Nguyên cuả thoái hoá khớp: Là do sự mất cân bằng giữa tái tạo và thoái hoá cuả sụn khớp. Một số yếu tố có thể tác động đến quá trình này:
– Tuổi tác: Thoái hoá khớp thường bắt đầu sau 40 tuổi. Tuổi càng cao thì nguy cơ càng lớn
– Béo phì: Dễ dẫn đến thoái hoá khớp, đặc biệt là khớp gối
– Tổn thương khớp: Khớp bị tổn thương hoặc hoạt động quá sức
– Dị dạng bẩm sinh về khớp:
– Gen di truyền: Một số bệnh khớp có liên quan đến di truyền.
Các khớp xương dễ bị thoái hóa:
– Khớp gối: rất phổ biến vì đây là khớp chính để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối; khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống; ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, tê chân, biến dạng ở khớp gối.
– Khớp háng: có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Triệu chứng thường gặp như: cảm giác đau sâu bên trong phía trước háng, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc phía trước đùi, ở sau mông và lan xuống đầu gối.
– Khớp ngón tay, bàn tay: các khớp sưng đau, đặc biệt là khi bệnh vừa mới bắt đầu. Sau đó có thể hình thành các nốt cứng trên các khớp khiến ngón tay trở gồ ghề, cong vẹo.
– Cột sống thắt lưng: Là tổn thương cột sống thường gặp nhất, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều khi mới ngủ dậy. Sau đó, cơn đau sẽ dần dần kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều.
– Cột sống cổ: Người bệnh có cảm giác đau mỏi phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.
– Khớp bàn chân: Vị trí thường gặp nhất là gốc của ngón cái, gây cứng khớp hoặc biến dạng, cong vẹo, khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và đau đớn.
– Khớp gót chân: Người bệnh thường có cảm giác bị thốn ở gót vào buổi sáng, khi bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên.
3. MỘT SỐ BỆNH XƯƠNG KHỚP KHÁC
– Bệnh viêm khớp dạng thấp: là một bệnh lý khớp mãn tính thường gặp, đồng thời là một bệnh tự miễn điển hình, khả năng gây tàn phế cao. Biểu hiện đặc trưng: viêm màng hoạt dịch ăn mòn ở các khớp ngoại biên, đối xứng, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt, xu hướng tăng dần, dẫn đến tổn thương sụn khớp, ăn mòn xương gây biến dạng khớp, dính khớp và mất chức năng vận động.
– Bệnh viêm khớp phản ứng: được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp tiếp theo sau tình trạng nhiễm trùng. Biểu hiện viêm có thể từ một đến vài khớp, thường gặp các khớp lớn ở hai chân, cột sống, khớp cùng chậu, viêm các điểm bán gân, viêm dây chằng.
– Hội chứng đau thắt lưng: là hội chứng xương khớp hay gặp nhất, đau do nguyên nhân cơ học hoặc do một bệnh toàn thân chiếm khoảng 65-80% người lớn và 10% số này bị chuyển thành đau mãn tính.
– Đau thần kinh tọa: được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa, đi từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Thường gặp đau một bên, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Nguyên nhân thường gặp là do thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt lưng. Các nhóm nguyên nhân này có thể kết hợp với nhau.
– Hội chứng cổ – vai – cánh tay: biểu hiện thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động. Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt – liên mỏm bên và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
– Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi: là bệnh có tổn thương hoại tử tế bào xương và tủy xương do bị thiếu máu nuôi phần trên chỏm xương đùi. Vùng hoại tử lúc đầu tạo ra các vùng thưa xương, các ổ khuyết xương, về sau dẫn đến gãy xương dưới sụn, cuối cùng gây xẹp chỏm xương đùi, thoái hóa thứ phát và mất chức năng của khớp háng, dẫn đến tàn phế.
– Bệnh Gout: là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các khớp, gây tổn thương mô sụn.
– Loãng xương: là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng (mật độ khoáng của xương – BMD, khối lượng xương – BMC) và chất lượng (thể tích xương, vi cấu trúc của xương và chu chuyển xương).
4. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỂU TRỊ
Khi nhận thấy cảm giác bất thường ở khớp cần đến Bác sĩ để được tư vấn. Thoái hoá khớp thường được tư vấn dựa trên cảm giác đau và một số dấu hiệu khác.
Trường hợp bệnh nhẹ: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, sung điện để giảm đau,.. Lúc đau, người bệnh cẩn nghỉ ngơi, tránh cho khớp hoạt động.
Trường hợp bệnh nặng: Có thể sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau và giản cơ.
III. CÁC NGUYÊN TẮC VÀNG CHĂM SÓC SỤN KHỚP
1. Kiểm soát cân nặng hợp lý
2. Xây dựng chế độ sinh hoạt luyện tập và nghỉ ngơi phù hợp
3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý
4. Chăm sóc khớp bằng các dưỡng chất có nguồn gốc từ thiên nhiên
Nguyễn Thị Minh Thu –
Cho tôi hỏi bị huyết áp cao có uống thường xuyên thuốc Koff được không?